Máy xung điện EDM – Máy gia công tia lửa điện CNC

Máy xung điện EDM – Máy gia công tia lửa điện CNC

Máy xung điện EDM – Máy gia công tia lửa điện CNC

Trong quá trình gia công, dụng cụ và chi tiết là hai điện cực trái dấu, trong đó dụng cụ là catốt, chi tiết là anốt của một nguồn điện một chiều có tần số 50 – 500kHz, điện áp 50 – 300V và cường độ dòng điện 0,1 – 500A. Hai điện cực này được đặt trong dung dịch cách điện được gọi là chất điện môi. Khi cho hai điện cực tiến lại gần nhau thì giữa chúng có điện trường. Khi điện áp tăng lên thì từ bề mặt cực âm có các điện tử phóng ra, tiếp tục tăng điện áp thì chất điện môi giữa hai điện cực bị ion hóa làm cho chúng trở nên dẫn điện, làm xuất hiện tia lửa điện giữa hai điện cực. máy xung edm Nhiệt độ ở vùng có tia lửa điện lên rất cao, có thể đạt đến 12.000oC, làm nóng chảy, đốt cháy phần kim loại trên cực dương. Trong quá trình phóng điện, xuất hiện sự ion hóa cực mạnh và tạo nên áp lực va đập rất lớn, đẩy phoi ra khỏi vùng gia công. Toàn bộ quá trình trên xảy ra trong thời gian rất ngắn từ 10-4 đến 10-7s. Sau đó mạch trở lại trạng thái ban đầu và khi điện áp của tụ được nâng lên đến mức đủ để phóng điện thì quá trình trên lại diễn ra ở điểm có khoảng cách gần nhất.

Phôi của quá trình gia công là các giọt kim loại bị tách ra khỏi các điện cực và đông đặc lại thành những hạt nhỏ hình cầu. Khi các hạt này bị đẩy ra khỏi vùng gia công, khe hở giữa hai điện cực lớn lên, sự phóng điện không còn nữa. Để đảm bảo quá trình gia công liên tục, người ta điều khiển điện cực dụng cụ đi xuống sao cho khe hở giữa hai điện cực là không đổi và ứng với điện áp nạp vào tụ C.

Khả năng công nghệ, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng

Khả năng công nghệ

Bề mặt chi tiết được gia công EDM có thể đạt Ra = 0,63µm khi gia công thô và Ra = 0,16µm khi gia công tinh. Thông thường độ chính xác gia công vào khoảng 0,01mm.

Phương pháp này có thể gia công những vật liệu khó gia công mà các phương pháp gia công truyền thống khó thực hiện như thép tôi, thép hợp kim khó gia công, hợp kim cứng. Đồng thời còn gia công được các chi tiết hệ lỗ có hình dáng phức tạp.

Ứng dụng

Phương pháp này thường gặp trong một số trường hợp sau:

– Biến cứng bề mặt chi tiết làm tăng khả năng mài mòn

– Chế tạo và phục hồi các khuôn dập đã tôi và khuôn bằng hợp kim cứng

– Các lưới sàng, rây bằng cách gia công đồng thời các lỗ bằng điện cực rất mảnh

– Mài phẳng, mài tròn, mài sắc hoặc làm rộng lỗ

– Gia công các lỗ có đường kính nhỏ Ø 0,15mm của các vòi phun cao áp với năng suất cao (từ 15 đến 30s/chiếc), gia công lỗ sâu từ 60mm cho sai số 5µm. nguyên lý hoạt động của máy xung điện Các lỗ Ø 0,05mm – 1mm với chiều sâu lớn như các lỗ làm mát trong cánh tuabin làm từ hợp kim siêu cứng, các lỗ sâu với tỉ số chiều dài trên đường kính (L/D) lên đến 67

– Loại bỏ các dụng cụ bị gãy và kẹt trong chi tiết (bulông, tarô…)

– Gia công khuôn mẫu và các chi tiết cần độ chính xác cao bằng vật liệu hợp kim cứng

Công nghệ tiên tiến nào đang được áp dụng cho các dòng máy xung điện EDM, máy cắt dây đời mới: Cùng tìm hiểu thêm tại – Tính năng công nghệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *