Cấu tạo của Khuôn 2 tấm
Cấu tạo của Khuôn 2 tấm
Các thành phần chính của Khuôn nhựa
Khuôn được chia làm hai phần chính:
Phần lõm vào xác định hình dạng ngoài của sản phẩm nhựa gọi là lòng khuôn (hay còn gọi là cối/ khuôn cái) và thường được gắn lên tấm di động của máy ép nhựa.
Phần lồi sẽ xác định hình dạng bên trong của sản phẩm nhựa gọi là lõi (hay còn gọi là chày/ khuôn đực) và thường được gắn với tấm cố định của máy ép nhựa.
Phần tiếp xúc giữa lõi và lòng khuôn được gọi là đường phân khuôn.
khuôn 2 tấm và 3 tấm Sản phẩm được tạo hình giữa hai phần của khuôn. Khoảng trống giữa hai phần đó được điền đầy bởi nhựa và sẽ mang hình dạng sản phẩm. Sản phẩm nhựa sau khi định hình sẽ được làm nguội rồi bị đẩy thoát ra khỏi khuôn.
Yêu cầu kỹ thuật chung của Khuôn ép nhựa:
Phải đạt được độ chính xác về kích thước, hình dáng biên dạng sản phẩm.
Cần đảm bảo được độ bóng cần thiết cho cả lòng khuôn và lõi.
Đảm bảo chính xác về vị trí tương quan giữa 2 nửa khuôn.
Độ cứng của khuôn cần được đảm bảo để khi làm việc tất cả các bộ phận của khuôn không được biến dạng hoặc lệch khỏi vị trí dưới lực ép lớn.
Khuôn phải có hệ thống làm lạnh để đảm bảo cho lòng khuôn luôn giữ được nhiệt độ ổn định giúp vật liệu dễ lấp đầy lòng khuôn cũng như định hình nhanh chóng.
Khuôn cần được chế tạo bằng vật liệu có tính chống mòn cao và dễ gia công.
Kết cấu khuôn cần hợp lý, không quá phức tạp, phù hợp với khả năng công nghệ thực tế.
Cần đảm bảo rằng sản phẩm được lấy ra khỏi khuôn một cách dễ dàng.
Cấu tạo của Khuôn 2 tấm
Khuôn ép bao gồm hai phần chính là phần di động (khuôn đực) và phần cố định (khuôn cái).
Phần cố định (khuôn cái): phần này được gắn vào thành máy ép nhựa và sẽ luôn luôn cố định tại vị trí được gắn trong suốt quá trình phun ép. Hệ thống vòi phun vật liệu nhựa nóng chảy vào lòng khuôn được nối với phần cố định này của khuôn.
Phần đi động (khuôn đực): phần này thực hiện các chuyển động đóng khuôn để ép sản phẩm và mở khuôn để lấy sản phẩm. Một hệ thống pin đẩy được thiết kế tại phần khuôn di động để đẩy sản phẩm ra ngoài.
Hai phần chính trên của khuôn ép được cấu thành từ 17 bộ phận cơ bản trong kết cấu của Khuôn 2 tấm (như trong hình trên), với các chức năng như sau:
Tấm kẹp trước: dùng để kẹp vào phần cố định của thành máy. Hình vẽ mô tả rõ tấm kẹp trước có chiều rộng nhô ra so với các tấm khuôn khác, chính phần nhô ra này là phần dùng để kẹp khuôn.
Tấm cố định (tấm khuôn cái): tấm này là phần khuôn cố định.
Bạc cuốn phun: có chức năng dẫn nhựa dạng lỏng từ đầu phun của máy ép vào khuôn (đầu tiên là dẫn nhựa vào các kênh dẫn)
Vòng định vị: dùng để định vị khuôn với thành máy, thiết kế khuôn đảm bảo cho đầu phun của máy ép định vị chính xác với vị trí tương ứng của bạc cuống phun. Bộ phận này có dạng vòng tròn, nhô cao hơn mặt trên của tấm kẹp trước để đặt vừa vào lỗ tương ứng trên thành máy.
Vít lục giác: giúp cố định tấm kẹp và tấm khuôn với nhau.
Đường nước: là hệ thống làm mát của khuôn, còn có chức năng giữ nhiệt độ khuôn trong quá trình gia nhiệt đối với nhựa có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Tấm di động (tấm khuôn đực): là tấm khuôn phía phần di động.
Tấm lót: giúp tăng độ cứng vững cho khuôn phần di động, tấm này chỉ dùng khi tấm di động quá mỏng.
Gối đỡ: gồm 2 tấm 2 bên tạo thành một cặp, có tác dụng trợ lực cho tấm di động đồng thời tạo không gian trống để bố trí hệ thống đẩy.
Tấm kẹp pin: giữ hệ thống pin đẩy không trượt ra ngoài trong quá trình khuôn hoạt động.
Tấm đẩy pin: tấm này nối với lõi đẩy của máy ép, có chức năng đẩy hệ thống pin đẩy.
Tấm kẹp sau: dùng kẹp phần di động của máy ép nhựa.
Pin đẩy: có công dụng đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn.
Lò xo: đẩy hệ thống đẩy hồi trở lại để chuẩn bị cho chu kỳ ép phun kế tiếp.
Chốt hồi: giúp dẫn hướng tấm kẹp và tấm đẩy di chuyển tịnh tiến theo đúng hướng để chúng không bị trượt ra ngoài, đồng thời cũng bảo vệ dàn pin đẩy không bị cong trong quá trình đẩy sản phẩm và lùi về.
Bạc dẫn hướng: giúp chốt dẫn hướng dễ dàng di chuyển và định vị.
Chốt dẫn hướng: giúp 2 phần di động và cố định của khuôn được định vị chính xác trong suốt quá trình đóng khuôn.